Search
Close this search box.

Tin tức mới

Thương vụ M&A giữa Masan và Phúc Long: Những câu chuyện chưa kể

masan phúc long

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Thương vụ Masan rót vốn vào Phúc Long như một “lịch sử” trong ngành F&B Việt Nam, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và truyền thông. Đằng sau những con số ấn tượng về giá trị thương vụ, chiến lược kinh doanh và kỳ vọng phát triển, là những góc nhìn đa chiều về sự kết hợp giữa hai thương hiệu “máu mặt” đình đám. Hãy cùng iPOS.vn khám phá những bí mật và tiềm năng ẩn sâu trong mối liên kết giữa Masan và Phúc Long hậu thương vụ M&A “siêu khủng” này nhé!

1. Nhìn lại thương vụ M&A “nổi đình nổi đám”: Masan đã “thâu tóm” Phúc Long như thế nào?

Nhắc đến những thương vụ M&A “gây bão” trong ngành F&B, không ai có thể bỏ qua “cú bắt tay” lịch sử giữa Masan và Phúc Long. Thậm chí, thương vụ này còn được vinh danh trong Top 10 Thương vụ M&A tiêu biểu nhất năm 2021 – 2022 tại Diễn đàn M&A 2022, khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của nó trong ngành ẩm thực.

Xem thêm: Thành công của Phúc Long từ chiến lược “kiềng mười chân” đỉnh cao

Tháng 5/2021, Masan thông qua công ty con The SHERPA đã đầu tư 15 triệu USD (tương đương 346 tỷ đồng) để sở hữu 20% cổ phần Phúc Long. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự hợp tác giữa hai “ông lớn” trong ngành bán lẻ và F&B. Masan không chỉ đơn thuần đầu tư tài chính vào Phúc Long mà còn hướng đến mục tiêu chiến lược là phát triển mô hình cửa hàng tích hợp. Theo đó, các sản phẩm trà, cà phê của Phúc Long sẽ được bán tại hệ thống cửa hàng Winmart+, kết hợp với các sản phẩm nhu yếu phẩm, dược phẩm, tài chính và viễn thông.

masan phúc long
Masan và Phúc Long bắt tay nhau tạo nên thương vụ M&A “gây bão” trong ngành F&B

Chỉ sau một năm, giá trị của Phúc Long đã tăng gần 5 lần. Vào tháng 1/2022, Masan tiếp tục rót vốn 110 triệu USD để mua thêm 31% cổ phần Phúc Long, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 51%. Đến giữa năm 2022, Masan tiếp tục chi 155 triệu USD để mua thêm 34% cổ phần Phúc Long, nâng tổng tỷ lệ lên 85% với chi phí đầu tư là 6.453 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất giao dịch, Phúc Long được định giá ở mức 455 triệu USD. Kể từ khi bắt đầu quá trình sáp nhập và mua lại (M&A) vào năm 2021, Masan chính thức nắm quyền kiểm soát chuỗi Phúc Long với tỷ lệ sở hữu 85%.

masan phúc long
Masan không chỉ rót vốn vào Phúc Long mà còn hướng đến mục tiêu chiến lược phát triển mô hình cửa hàng tích hợp

Đạt mức tăng trưởng tốt trong năm 2023 với doanh thu cả năm đạt 1.535 tỷ đồng và là mảng có biên lợi nhuận gộp cao nhất Masan (gần 65%, cao hơn mức bình quân 27,8% của tập đoàn), Phúc Long hiện vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, quá trình mua bán thương vụ này vẫn chưa được hoàn tất. Nguyên nhân là do quá trình thương thảo thanh toán giai đoạn cuối vẫn chưa đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên quan.

masan phúc long
Ông Lâm Bội Minh – nhà sáng lập Phúc Long, tin tưởng vào đối tác và tương lai phát triển của thương hiệu

Nhà sáng lập Phúc Long – ông Lâm Bội Minh – bày tỏ niềm tin vào đối tác và tương lai phát triển của thương hiệu. Ông khẳng định: “Đến thời điểm hiện tại, quá trình sáp nhập vẫn chưa hoàn tất và đang trong giai đoạn thương thảo cuối. Phúc Long được vận hành và phát triển bởi một đội ngũ dày dạn kinh nghiệm. Tôi đặt niềm tin vào uy tín, chiến lược phát triển, năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo và tiềm lực tài chính của đối tác. Tuy nhiên bất kỳ khi nào đối tác của tôi cần sự hỗ trợ từ phía tôi, tôi vẫn sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng họ để cùng giải quyết, vượt qua những thử thách trong việc tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển cho Phúc Long”.

Nhiều nhà đầu tư trong ngành F&B đánh giá thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long như một dấu mốc khởi đầu cho giai đoạn mới của thị trường F&B Việt Nam. Sự kiện này góp phần thiết lập trật tự mới và thúc đẩy làn sóng gọi vốn mạnh mẽ trong năm 2023.

2. Chuyện chưa kể hậu thương vụ M&A khủng: Lợi thế cộng hưởng sau khi Phúc Long về tay Masan

2.1. Mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh chiến lược Point of Life của Masan

Chiến lược “Point of Life” đã được Masan chính thức triển khai từ năm 2021, với mục tiêu tích hợp các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu từ kênh bán hàng offline sang online thông qua chiến lược M&A. Chiến lược này hướng đến phục vụ đa dạng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, bao gồm mọi lứa tuổi và nhu cầu từ mua sắm đến ăn uống.

masan phúc long
Việc tích hợp kiosk Phúc Long vào chuỗi Winmart+ giúp cả hai tiếp cận người tiêu dùng ở hai miền hiệu quả

Masan thống trị thị trường thực phẩm tiêu dùng với doanh thu áp đảo, nhưng mảng đồ uống vẫn chưa tạo được dấu ấn. Nhằm giải quyết vấn đề này, Masan đặt mục tiêu chiến lược cho những năm tới là thúc đẩy mảng đồ uống phát triển, hướng đến tỷ lệ doanh thu 50/50 giữa thực phẩm và đồ uống vào năm 2025.

Xem thêm: Cuộc chiến nảy lửa giữa các chuỗi cà phê sang chảnh: Highlands Coffee vô đối, Phúc Long bung lụa, Starbucks bình tĩnh, The Coffee House thủ thế

M&A Phúc Long là bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đồ uống của Masan. Phúc Long sở hữu 82 cửa hàng trà sữa trên toàn quốc, phục vụ phân khúc khách hàng tầm trung và cao cấp. Nhờ thương vụ này, Masan có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành đồ uống mà không cần tốn thời gian và công sức xây dựng thương hiệu hay chuỗi cửa hàng mới.

Đối tượng khách hàng của Phúc Long chủ yếu là giới trẻ ưa thích công nghệ, khác biệt so với tệp khách hàng trung thành của Masan là các bà nội trợ. Việc tích hợp kiosk Phúc Long vào Winmart+ giúp Masan tiếp cận nhóm khách hàng trẻ tuổi, đáp ứng nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và đặt hàng cà phê trực tiếp hoặc online tại cửa hàng.

2.2. Phúc Long bứt phá mạnh mẽ với mạng lưới kiosk tại hệ thống Masan

Phúc Long từng là thương hiệu F&B nổi tiếng lâu đời nhưng chưa thực sự phổ biến rộng rãi trước khi về chung nhà với Masan. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của tập đoàn này, Phúc Long đang hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu trà, cà phê số 1 Việt Nam trong vài năm tới bằng chiến lược “tăng tốc mở mới điểm bán” và “hiệu quả vượt trội trên mỗi đơn vị cửa hàng”.

Để đạt được mục tiêu này, Phúc Long tập trung phát triển mô hình kiosk – đặt các kiosk nhỏ gọn vào các cửa hàng Winmart+. Mô hình tích hợp này hướng đến tạo ra điểm đến đa tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho mọi lứa tuổi, bao gồm WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và điểm giao dịch Reddi (viễn thông di động). Việc tích hợp Phúc Long là bước đi chiến lược quan trọng của Masan, góp phần chuyển đổi mô hình cửa hàng đa tiện ích WIN thành điểm đến lý tưởng cho mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

masan phúc long
Phúc Long đang hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu trà, cà phê số 1 Việt Nam

Thương vụ M&A đã giúp Masan và Phúc Long dễ dàng mở rộng chi nhánh và tăng độ phủ trên toàn quốc. Chuỗi Winmart+ phát triển mạnh tại miền Bắc với 132 siêu thị và gần 3000 cửa hàng, nhưng chỉ có một số ít cửa hàng ở 5 tỉnh phía Nam. Trong khi đó, Phúc Long lại phát triển mạnh ở miền Nam với 65/82 cửa hàng. Việc tích hợp kiosk Phúc Long vào chuỗi Winmart+ giúp cả hai tiếp cận người tiêu dùng ở hai miền hiệu quả hơn. Cho đến hiện tại, Phúc Long đang dẫn đầu thị trường F&B Việt Nam về số lượng cửa hàng, vượt qua Highlands Coffee (gần 450 cửa hàng).

Mô hình chuỗi cafe trải nghiệm trước đây khiến chi phí mặt bằng và nhân công của Phúc Long chiếm tới 60-70% tổng chi phí. Tuy nhiên, với mô hình kiosk bán hàng mang đi, Phúc Long không cần đầu tư nhiều vào mặt bằng mà vẫn có thể kinh doanh ổn định. Nhờ vậy, doanh thu của Phúc Long tăng lên, chi phí được tối ưu và biên lợi nhuận cũng được cải thiện.

2.3. Phúc Long phát triển song song chuỗi đồ uống và sản phẩm đóng gói

Để phù hợp với mô hình kiosk và bán hàng mang đi, Phúc Long có thể sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm mới có mức giá phù hợp hơn với đa dạng khách hàng. Thay vì tập trung vào phân khúc trung và cao cấp như trước đây, Phúc Long có thể hướng đến chiến lược bán kết hợp trải nghiệm và mang đi, tiếp cận cả hai phân khúc thị trường.

Xem thêm: Qua rồi thời “gà đẻ trứng vàng”, Phúc Long lần đầu báo giảm doanh thu sau khi về dưới trướng Masan

masan phúc long
Phúc Long cập nhật menu theo mùa cho kiosk để thu hút khách hàng

Hiện nay, menu của các kiosk Phúc Long được cập nhật và sáng tạo theo mùa để thu hút khách hàng. Sau khi áp dụng menu mới, doanh số hàng ngày tại mỗi điểm bán đã tăng 75% mà không cần quảng cáo. Đây có thể xem là lợi thế mà Phúc Long được hưởng lợi từ Masan. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, Masan sở hữu năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm hàng đầu thị trường, thấu hiểu khách hàng và liên tục sáng tạo sản phẩm mới đáp ứng xu hướng tiêu dùng.

Nắm bắt nhu cầu mua sắm tiện lợi, nhanh chóng của khách hàng Winmart+, Phúc Long đã ra mắt menu món ăn đa dạng, tiện lợi cho dân văn phòng kết hợp cùng đồ uống trà, café đặc trưng, phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng đến siêu thị.

2.4. Phúc Long “hổ mọc thêm cánh” ghi nhận mức lợi nhuận ấn tượng

Báo cáo thường niên năm 2022 của Masan cho thấy Phúc Long đã có sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và số lượng cửa hàng sau khi về chung nhà. Trong năm 2022, Phúc Long đã khai trương 44 cửa hàng flagship, tạo đà tăng tốc mở rộng quy mô vào năm 2023. 44 cửa hàng flagship mới này mang lại biên lợi nhuận EBITDA cấp cửa hàng là 26% vào năm 2022, dù là năm đầu tiên mở hàng loạt cửa hàng. Doanh thu trung bình tháng và ngày trên mỗi cửa hàng Phúc Long lần lượt đạt 986,79 triệu đồng và gần 33 triệu đồng. 

Theo số liệu từ Masan Group, chuỗi Phúc Long đang đứng đầu về tỷ suất lợi nhuận. Phúc Long từng đạt 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA), chủ yếu nhờ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả. Báo cáo từ Masan cho biết: “Trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship sẽ mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35%, cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới”.

masan phúc long
Phúc Long đã có sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và số lượng cửa hàng sau khi về dưới trướng của Masan

Với kết quả này, chuỗi Phúc Long đang ở vào vị trí thứ 2 về doanh thu và số 1 về tỷ suất lợi nhuận trong ngành F&B của Việt Nam. Từ những gì đã làm được, Phúc Long đã mang về mức doanh thu thuần từ 2.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng cho Masan, tương ứng với mức tăng từ 58% đến 90% so với năm 2022 nhờ mở thành công từ 75 đến 90 cửa hàng flagship và duy trì hiệu quả doanh thu của cửa hàng mới như cửa hàng hiện có. Đồng thời, Phúc Long đang kỳ vọng sẽ trở thành công ty trà và cà phê số 1 tại Việt Nam trong vòng vài năm tới, hướng đến mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế.

3. Kết luận

Nhờ sự “mát tay” của Masan, Phúc Long đã có những bước tiến vượt bậc, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng và trở thành thương hiệu trà, cà phê được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng chiến lược bài bản, Phúc Long hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá trong tương lai, khẳng định vị thế thương hiệu dẫn đầu trong ngành F&B Việt Nam và tiến xa hơn nữa trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác